Khi một công ty quyết định cổ phần hóa cũng như bán cổ phiếu của mình ra thị trường chứng khoán thì giá trị của cổ phiếu cuối cùng được quyết định ở mức giá cao nhất và tốt nhất mà người mua sẵn sàng trả. Tuy nhiên, liệu giá thị trường mà các nhà đầu tư quyết định bỏ ra có thực sự bằng với giá trị nội tại của mỗi cổ phiếu, và điểm tạo nên sự khác biệt giữa giá thị trường và giá trị nội tại của cổ phiếu là gì?
Giá trị nội tại
Giáo sư Aswath Damodaran của trường Đại học New York đã từng trả lời rằng: “Tài sản chỉ có giá trị nội tại nếu nó tạo ra dòng tiền cho các nhà đầu tư”.
Dòng tiền ở đây bao gồm cổ tức từ cổ phiếu, lợi nhuận của công ty tạo ra trên mỗi cổ phiếu, lợi nhuận tạo ra từ sản phẩm hay bất động sản hoặc bất kì tài sản hữu hình hay vô hình (thương hiệu, quyền sở hữu sáng chế, …). Các phương pháp ước tính giá trị nội tại bao gồm tài sản (hữu hình và vô hình) và giá trị thanh lý của chúng cùng với tất cả các thông tin và dữ liệu cần thiết để có thể đánh giá về một công ty. Việc xác định được giá trị tài sản chúng ta có thể tính toán được dòng tiền cũng như sự phát triển của dòng tiền trong tương lai. Giá trị thanh lý của một công ty là tổng tài sản của nó nếu bạn bán chúng theo giá thị trường hiện tại.
Walter Schloss đã từng nói rằng:” Tôi tin rằng các cổ phiếu nên được đánh giá dựa trên giá trị nội tại của chính nó, chứ không phải là mối quan hệ tương quan với cổ phiếu khác.”
Giá thị trường
“Giá thị trường là giá mà cổ phiếu hiện đang giao dịch được xác định bởi cung và cầu và nó có thể không có mối quan hệ nào với giá trị thực” – Li Lu
Giá thị trường là những gì nhà đầu tư và người mua sẵn sàng trả cho một mã cổ phiếu khi tham gia đấu giá công khai. Ví dụ, giá trị thị trường của một công ty đại chúng là những gì nhà đầu tư sẵn sàng chi trả cho cổ phần của mình, còn giá trị thị trường của một ngôi nhà là tổng chi phí tạo nên nó. Vậy làm cách nào có thể xác định được giá thị trường của một cổ phiếu?
Bạn có thể định giá thị trường của một cổ phiếu dựa trên các giao dịch gần nhất hoặc những công ty thuộc lĩnh vực tương tự có cùng giao dịch. Việc đánh giá cũng như dựa vào những điểm tương đồng có thể cho bạn cái nhìn khách quan cũng như chính xác nhất về giá thị trường của cổ phiếu đó.
Vậy điểm khác biệt giữa giá trị nội tại và giá thị trường của cổ phiếu nằm ở đâu?
Trên thực tế thì giá trị thị trường nhìn chung khác với giá trị nội tại. Ví dụ, giá cổ phiếu hiếm khi phản ảnh đúng giá trị nội tại của công ty, giống như giá bán của một ngôi nhà hầu như ít bằng giá trị định giá của nó. Điều là là do giá cả thị trường phản ánh cung và cầu về sản phẩm. Nhu cầu của nhà đầu tư lớn sẽ dẫn đến việc cầu nhiều hơn cung dẫn đến việc giá cổ phiếu sẽ được đẩy lên cao (khi đó giá thị trường sẽ cao hơn giá trị nội tại). Ngược lại, khi nhu cầu mua yếu và thị trường bi quan, dẫn đến cung vượt cầu, giá cổ phiếu sẽ giảm (khi đó giá thị trường thấp hơn giá trị nội tại).
Các nhà đầu tư giá trị là các nhà đầu tư kiên nhẫn và dài hạn. Họ bỏ qua các biến động của thị trường ngắn hạn và tập trung vào giá trị thật danh mục đầu tư của họ. Họ sử dụg những khoản thời gian biến động của thị trường – khi mà giá cổ phiếu thấp hơn giá trị nội tại của nó – họ sẽ bổ sung và lấp đầy các danh mục đầu tư của mình. Các nhà đầu tư giá trị biết cân bằng cũng như đầu tư vào các cổ phiếu được đánh giá đúng thực chất của nó, bỏ qua những cổ phiếu được đánh giá quá cao và vượt qua khỏi giá trị nội tại của nó. Đối lập với những nhà đầu tư giá trị, thì những nhà đầu tư ngắn hạn lại chỉ tập trung vào biểu đồ giá, các chỉ sổ và những thông tin bên lề để đưa ra các quyết định giao dịch. Họ không có thời gian để chờ đợi các giá trị nội tại để bẳt kịp với giá thị trường. Họ quan tâm đến lợi nhuận từ xu hướng thị trường ngắn hạn hơn là dài hạn.