Biến động trong giá cổ phiếu là một trong những việc khiến cho nhà đầu tư phải “đau đầu” nhất. Có thể lên xuống trong vòng một ngày, đôi khi biểu đồ giá cổ phiếu khiến chúng ta liên tưởng đến biểu đồ mạch đập của tim. Vậy giá cổ phiểu biến đông là vì sao?
Bất kì ai khi nghiên cứu và đầu tư vào thị trường chứng khoán đều đồng ý một điều rằng: Giá cổ phiếu giao động tăng giảm thường xuyên và đôi khi là gây sốc cho các nhà đầu tư chỉ trong một ngày giao dịch. Vậy tại sao lại có việc biến động giá cả cổ phiếu? Ai hay điều gì đang điều khiển chúng? Đó là những câu hỏi được các nhà đầu tư chứng khoán không chuyên luôn thắc mắc. Khi bạn đọc hết bài viết này, bạn sẽ hiểu chính được cách thị trường hoạt động và giá cổ phiếu được thiết lập như thế nào?
Thị trường chứng khoán hoạt động như một cuộc đấu giá
Như chúng ta đã biết, thị trường chứng khoán là một trong những con gà đẻ trứng vàng của nền kinh tế hiện nay. Muốn thị trường có tính thanh khoản cao đồng nghĩa với việc cổ phiếu phải được trao đổi, mua bán qua lại với nhau. Thị trường chứng khoán thứ cấp (trái với thị trường chứng khoán sơ cấp, trong đó các công ty phát hành cổ phiếu lần đầu tiên để đổi lấy tiền mặt) là một cuộc đấu giá. Điều đó có nghĩa là có người mua và người đứng về hai phía đối lập nhau, một người muốn bán quyền sở hữu, người còn lại muốn mua quyền sở hữu. Khi cả hai đưa ra được một mức giá thỏa thuận, thị trường khớp giá và trở thành báo giá thị trường mới. Những người mua cổ phiếu có thể là cá nhân hay các tổ chức, công ty đang quản lý tiền cho các khách hàng tư nhân.
Khi thị trường chứng khoán hoạt động như một cuộc đấu giá và xảy ra hiện tượng có nhiều người mua hơn người bán thì xu hướng đẩy giá lên cao hơn, làm tăng giá thị trường và các nhà đầu tư cổ phiếu có thể kiếm lời từ việc tăng giá này.
Mặt khác, khi số lượng người bán vượt quá số người mua, cung vượt quá cầu thì giá cổ phiếu sẽ giảm xuống vì sự cạnh tranh của người bán. Vậy yếu tố nào tạo ra mối quan hệ giữa người mua và người bán:
- Sự cạnh tranh giữa việc đầu tư và đầu cơ.
- Người mua chỉ đang chú ý đến giá cổ phiếu chứ chưa chú ý đến giá trị thực của chúng.
- Do nhu cầu cá nhân của các nhà đầu tư dựa trên thời điểm hoặc một tình huống cụ thể.
- Các vấn đề phát sinh hay là những sự kiện có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Trong một số trường hợp, giá cổ phiếu biến động có thể là do lượng tiền cần thiết phải bơm vào thị trường mà không xem xét đến việc đầu tư lâu dài vào doanh nghiệp.
Vậy giá cổ phiếu phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau từ chủ quan cho đến khách quan, từ bản thân các nhà đầu tư với nhau đến biến động từ thị trường. Vậy cho nên nếu các nhà đầu tư không thật sự giữ “một cái đầu lạnh” thì việc thua lỗ sẽ rất dễ dàng.
Bài viết này để dành cho các nhà đầu tư không chuyên có thể hiểu được cơ chế hoạt động của giá cổ phiếu và hiểu được rằng việc tăng giảm giá cổ phiếu dựa trên rất nhiều lý do khác nhau để có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất.