Đầu tư tài chính dài hạn theo phong cách của Warren Buffet

Bạn là một nhà đầu tư theo trường phái đầu tư dài hạn. Trên thực tế thì việc đầu tư tài chính dài hạn là làm gì? Mục tiêu của việc đầu tư này khác với đầu tư ngắn hạn như thế nào. Và chúng ta có thể học hỏi những gì từ phong cách đầu tư dài hạn của Warren Buffett.

ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN LÀ GÌ?

Có nhiều cách khác nhau để định nghĩa được đầu tư tài chính dài hạn là gì. Tuy nhiên có một khái niệm chung đều được thừa nhận như sau: “Đầu tư tài chính dài hạn có thể được hiểu là việc đầu tư vào chứng khoán trong thời gian trên một năm và có thể kéo dài đến hàng chục năm với mục đích mang lại lợi nhuận lâu dài để phục vụ cho tương lai.”

Lợi ích ở đây có thể được hiểu là phục vụ cho những nhu cầu của bản thân nhưng về lâu dài như việc nghỉ hưu hay tương lai con cái. Việc đầu tư tài chính dài hạn luôn được đánh giá cao và là thước đo cho lòng kiên nhẫn của mỗi người. Nếu bạn còn trẻ, bạn muốn đầu tư cho tương lai con cái sau này, thì việc đầu tư tài chính dài hạn sẽ là một quyết định sáng suốt và đúng đắn.

ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN THEO PHONG CÁCH CỦA WARREN BUFFETT

Việc đầu tư tài chính dài hạn bao gồm những gì? Đó có thể là mua và nắm giữ lâu dài một cổ phiếu, hay có thể thâu tóm cả một doanh nghiệp (M&A). Warren Buffett là một trong những nhà đầut tư theo trường phái đầu tư dài hạn thành công nhất hiện nay. Một trong những khía cạnh hấp dẫn của việc đầu tư tài chính dài hạn là Buffett đã có thấy được tính linh hoạt cũng như những thành công phi thường mà nó mang lại và ông chính là một minh chứng tốt nhất.

Các nhà kinh doanh sẽ có thể đi theo những nguyên tắc cứng rắn và theo những công thức có sẵ nhưng đều làm nên thành công của việc đầu tư tài chính dài hạn là việc thích nghi và vượt qua được những con sóng ngắn hạn của thị trường chứng khoán.

Để học theo cách đầu tư của “nhà hiền triết xứ Ohama” chúng ta cần phải lưu ý đến những điều sau

  • Đánh giá chất lượng quản lý

Đây là điểm khó nhất khi phân tích đầu tư vào một cổ phiếu nào đó. Việc quản lý khôn ngoan liên quan đến việc trả cổ tức cho cổ đông và tái đầu tư. Đây là một câu hỏi sâu sắc, có ảnh hưởng đến việc đầu tư lâu dài hay không. Trên thực tế chứng minh rằng, đám đông luôn có xu hướng tham lam và mong muốn giữ được lợi nhuận cá nhân càng nhiều càng tốt. Họ mong muốn xây dựng đế chế hơn là sử dụng dòng vốn để tối đa hóa giá trị của cổ đông. Và vấn đề của họ là họ có chấp nhận sai lầm của bản thân hay không?

Việc quản lý không chỉ thể hiện qua ban lãnh đạo mà còn thông qua cả các nhân viên, cách họ cống hiến cho doanh nghiệp. Chúng ta chỉ có thể thấy một doanh nghiệp phát triển tốt không chỉ thông qua những báo cáo tài chính mà còn phải qua cách quản trị doanh nghiệp. Đây có thể là một trong những bước chưa được chú ý nhiều khi nghiên cứu để đầu tư tài chính dài hạn vào các doanh nghiệp. Nó đòi hỏi sự suy ngẫm cũng như nghiên cứu lâu dài nhất có thể.

  • Thước đo tài chính doanh nghiệp

Nếu bạn tính tài chính doanh nghiệp dựa trên những thông số cơ bản là bạn đã có thể đạt được những thành quả đầu tiên của việc đầu tư tài chính dài hạn. Cách tính toán này cũng không phải quá khó, Buffett đưa ra những phép tính dựa trên vốn chủ sở hữu (ROE) . ROE thì khác với ROC (tỷ số lợi nhuận trên vốn đầu tư) hay ROA (lợi nhuận trên tổng tài sản) hay ROCE (lợi nhuận trên vốn vay). Buffett sẽ loại bỏ các doanh nghiệp mang nợ hơn là tìm kiếm mức lợi nhuận cao ở mức bất hợp lý.

Buffett xem xét tài chính doanh nghiệp dựa trên cái mà ông gọi là “thu thập của chủ sở hữu”. Về thực chất, đây là thu thập có sẵn của các cổ đông và nó thì không có liên quan gì tới thu nhập từ cổ phần. Nó  được định nghĩa từ lãi ròng thêm phần giá trị khấu hao và phần nợ trả dần trừ đi vốn đầu tư dài hạn, vốn chi phí phát sinh.

Buffett chỉ ra rằng “ năng lực điều hành đồng vốn cổ đông chính là giới chủ”.

  • Giá trị doanh nghiệp

Thước đo cuối cùng được Buffett đặt ra là tính toán giá trị thực của một công ty. Thu thập của chủ sở hữu công ty sẽ chiết khấu trở lại tới giá trị hiện tại của chúng. Buffett cũng đưa ra khái niệm về “rào chắn kinh tế”. Đây là điều đem lại cho các công ty một lợi thế rõ rệt hơn so với đối thủ khác và bảo vệ nó trước những sự tấn công từ những đối thủ cạnh tranh. Có thể là hơi tiêu cực khi mà Buffett có thể khấu trừ từ thu nhập được dự tính đến mức tỉ lệ rủi ro gần như bằng 0. Ông thực hiện bằng cách kiên định những ý kiến của mình với nguyên tắc “lợi nhuận an toàn” trong khi áp dụng cả những nguyên tắc với hàm ý giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra.

Những nguyên lý này của Buffett đã tạo thành nền tảng vững chắc cho việc đầu tư tài chính dài hạn với tên gọi “thuyết đầu tư giá trị”. Học thuyết này rộng đến mức nó đòi hỏi sử bổ sung bằng trị thức trong tương lai và trải nghiệm, phân tích sâu dày. Việc tuân theo những học thuyết này đòi hỏi những nhà đầu tư không chỉ đơn giản coi đầu tư tài chính dài hạn là một cuộc chơi, mà phải thật sự coi nó là một công việc phải đổ toàn bộ tâm huyết của mình vào chúng.

 

Nguồn : Hestia

Xem thêm :

Xem thêm