Đặc điểm dịch vụ
- Các nhà đầu tư sẽ trở thành cổ đông – là chủ sở hữu của Hestia thông qua việc mua cổ phần của Hestia;
- Các cổ đông là chủ sở hữu của tất cả tài sản ròng của công ty;
- Khi tài sản của công ty tăng lên nhờ hiệu quả đầu tư, tài sản của cổ đông cũng tăng lên tương ứng vì cổ đông là chủ sở hữu của công ty.
- Cổ đông có thể thu lãi/hiện thực hóa lợi nhuận khi bán cổ phần trên thị trường chứng khoán.
- Công ty sẽ hỗ trợ chuyển nhượng/mua bán cổ phần cho nhà đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu.
Cách thức đầu tư
Các nhà đầu tư góp vốn dưới hình thức ký hợp đồng vay
- Các nhà đầu tư sẽ chuyển vốn vào tài khoản của Công ty Hestia dưới hình thức cho Hestia vay vốn;
- Hestia sẽ ký một hợp đồng vay với nhà đầu tư, trong đó HSA cam kết khoản vốn của nhà đầu tư sẽ được chuyển thành
cổ phiếu của HSA trong vòng 1 năm; - Tại ngày chuyển vốn, nhà đầu tư sẽ được cung cấp thông tin về tài sản ròng (NAV) của Hestia. Giá trị mỗi cổ phiếu được tính
để chuyển đổi sẽ được tính bằng giá trị tài sản ròng của mỗi cổ phiếu HSA tại thời điểm nhà đầu tư góp vốn vay; - Giá trị tối thiểu của một lần tham gia đầu tư sẽ là 10 triệu đồng, theo hình thức chuyển đổi nợ sẽ là 200 triệu đồng, nhà đầu tư có thể tham gia nhiều lần, không giới hạn
số lượng.
- Khi tập hợp đủ số lượng nhà đầu tư, hàng năm, Hestia sẽ thực hiện phát hành cổ phần cho tất cả những nhà đầu tư đã
tham gia thông qua hình thức đấu giá cổ phần. Dự kiến, việc phát hành sẽ được thực hiện một đến hai lần trong
năm, đảm bảo nhà đầu tư sẽ nhận được cổ phần của mình trong vòng 1 năm; - Cổ phiếu nhà đầu tư nhận được sẽ được niêm yết và giao dịch đươc ngay trên thị trường chứng khoán;
- Khoản tiền của nhà đầu tư sẽ được dùng cho hoạt động kinh doanh, đầu tư của Hestia;
- Công ty chịu trách nhiệm về toàn bộ các thủ tục liên quan để đảm bảo nhà đầu tư nhận đủ số lượng cổ phiếu như đã
cam kết.
Ví dụ – Nhà Đầu Tư Góp Vốn Vay
Vốn góp của nhà đầu tư sẽ được quy đổi Số lượng cổ phiếu
Vốn cho vay của nhà đầu tư sẽ được quy đổi thành số lượng cổ phiếu
01/01/2018 | Tài sản ròng | Giá trị ròng/cổ phiếu | Số lượng cổ phiếu |
---|---|---|---|
Giá trị tài sản ròng của HSA trước khi khách hàng ký kết hợp đồng | 1 tỷ đồng | 10.000 đồng | 100.000 cổ phiếu |
Khách hàng A ký kết hợp đồng cho vay ngày 01/01/2018 Thời hạn 1 năm, số vốn cho vay là 100 triệu |
100 triệu | 10.000 đồng | 10.000 cổ phiếu (100 triệu/10.000 đồng) |
Giá trị tài sản ròng của HSA thay đổi sau khi khách hàng ký hợp đồng cho vay |
1,1 tỷ đồng (1 tỷ + 100 triệu) |
10.000 đồng | 110.000 cổ phiếu (100.000 + 10.000) |
Vốn góp của nhà đầu tư sẽ được quy đổi thành Số lượng cổ phiếu
Giá trị ròng/cổ phiếu sẽ tăng/giảm dựa theo hiệu quả đầu tư của HSA
30/06/2018 | Tài sản ròng | Giá trị ròng/cổ phiếu | Số lượng cổ phiếu |
---|---|---|---|
Từ ngày 01/01 đến 30/06/2018, nhờ đầu tư hiệu quả, HSA lãi thêm 1,1 tỷ đồng và không có thêm khách hàng mới góp thêm vốn vay | 2,2 tỷ đồng (1,1 tỷ + 1,1 tỷ) |
20.000 đồng (2,2 tỷ/110.000) |
110.000 cổ phiếu |
Khách hàng B ký kết hợp đồng cho vay ngày 01/07/2018 Thời hạn 1 năm, số vốn cho vay là 400 triệu |
400 triệu | 20.000 đồng | 20.000 cổ phiếu (400 triệu/20.000 đồng) |
Giá trị tài sản ròng của HSA thay đổi sau khi khách hàng ký hợp đồng cho vay |
2,6 tỷ đồng (2,2 tỷ + 400 triệu) |
20.000 đồng | 130.000 cổ phiếu (110.000+20.000) |
CÁCH THỨC RÚT VỐN/TẤT TOÁN KHOẢN ĐẦU TƯ
- Ngay khi nhận được cổ phiếu, nhà đầu tư có thể lựa chọn bán toàn bộ/một phần số cổ phiếu của
mình, tùy theo nhu cầu; - Công ty cam kết sẽ mua lại cổ phần của nhà đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu rút vốn từ thời điểm
cổ phiếu được niêm yết cho đến hết năm 2020, với mức giá bằng 100% giá trị tài sản ròng của
công ty (NAV) trên mỗi cổ phiếu tại thời điểm đó trừ đi phần phí quản lý chưa đươc thu (được
tính bằng 15% phần lợi nhuận đươc tao ra mà chưa thu do chưa đến kỳ phát hành ESOP); - Giá trị tối thiểu của một giao dịch mua lại cổ phần của công ty sẽ là 20 triệu đồng/giao dịch;
- Việc giao dịch sẽ được thực hiện trên sàn giao dịch chứng khoán, công ty sẽ hỗ trợ toàn bộ thủ tục
giao dịch nếu nhà đầu tư có yêu cầu.Trường hợp 1: Tất toán khi chưa qua kỳ phát hành ESOP nào Ngày 1/1/2019, Nhà đầu tư tham gia đầu tư mua 10.000 cổ phần, tổng giá trị 200 triệu với giá NAV/cổ phiếu là 20.000 đồng/cp; Ngày 1/5/2019, giá NAV/CP là 28.000 đ/cp, nhà đầu tư muốn tất toán khoản đầu tư, thì Phí quản lý trên mỗi cổ phiếu là: 15%*(28.000 – 20.000) = 1.200 đ/cp; Công ty cam kết mua lại cổ phiếu từ nhà đầu tư với giá: 28.000 – 1.200 = 26.800 đ/cp; Nhà đầu tư nhận về: 10.000 cổ phần * 26.800 đ/cp = 268 triệu.
Trường hợp 2: Tất toán sau khi đã phát hành ESOP Ngày 1/1/2019, Nhà đầu tư tham gia đầu tư mua 10.000 cổ phần, tổng giá trị 200 triệu với giá NAV/cổ phiếu là 20.000 đồng/cp; Ngày 1/6/2019, công ty phát hành ESOP để trả phí quản lý cho BLĐ hiệu quả năm 2018, giá NAV sau khi phát hành ESOP là 22.000/cp; Ngày 30/9/2019, giá NAV/CP là 28.000 đ/cp, nhà đầu tư muốn tất toán khoản đầu tư, thì Phí quản lý trên mỗi cổ phiếu là: 15%*(28.000 – 22.000) = 900 đ/cp; Công ty cam kết mua lại cổ phiếu từ nhà đầu tư với giá: 28.000 – 900 = 27.100 đ/cp; Nhà đầu tư nhận về: 10.000 cổ phần * 27.100 đ/cp = 271 triệu đồng. (Thời gian từ 1/1/2019 – 1/6/2019: phí quản lý đã được thu qua việc phát hành ESOP Từ 1/6/2019 – 30/6/2019: phí quản lý là 15% lợi nhuận thu được từ đầu tư trong giai đoạn này).